Nghi thức, thủ tục đám cưới hỏi đã xuất hiện từ lâu. Tuy nhiên nhiều người chưa hiểu đúng được cội nguồn của các nghi thức trong lễ cưới hỏi. Do đó khi chuẩn bị đám cưới không biết thủ tục trình tự dạm ngõ, lễ ăn hỏi, cưới xin, v.v. như thế nào? Để từ đó có thể lên kế hoạch một cách chu đáo hơn và tinh giản nhất. Mà cũng không thiếu các bước quan trọng nhất theo phong tục đám cưới hỏi của người Việt. Do đó để hiểu hơn về phong tục cưới hỏi Miền Bắc. Phong tục cưới hỏi miền Nam và phong tục cưới hỏi miền Trung. Hãy tham khảo nội dung sau đây.
Lễ dạm ngõ
Lễ dạm ngọ chính là một trong các nghi lễ cưới truyền thống. Với mục đích để có thể chính thức hóa mối quan hệ của hai bên gia đình. Được biết lễ dạm ngõ hay còn gọi là lễ giáp lời và không còn tiến hành theo lối cũ mà làm đơn giản hơn. Đó chỉ là sự gặp mặt của hai bên gia đình.
Tức là nhà trai sẽ qua gặp mặt bên nhà gái để nói chuyện đặt vấn đề chính thức cho cặp đôi được tự do đi lại tìm hiểu nhau kỹ hơn. Từ đó mới quyết định tiến đến hôn nhân. Thông qua đó thì hai bên gia đình cũng có thể biết rõ hơn về gia cảnh của nhau. Trong buổi lễ này thì không cần phải có hẹn trước từ người làm mối. Và lễ vật cũng đơn giản không phức tạp, sau buổi này cô gái được xem là người đã có chốn.
Lễ ăn hỏi
Lễ ăn hỏi cũng chính là một trong thủ tục trước khi cưới rất quan trọng. Vậy cụ thể ý nghĩa và thủ tục lễ ăn hỏi như thế nào?
Ý nghĩa lễ ăn hỏi
Lễ ăn hỏi có ý nghĩa thông báo về sự kết giao chính thức của họ hàng hai bên gia đình. Mặc dù ngày nay đã không còn tiến hành nhiều thủ tục phức tạp. Rút gọn đi những bước không cần thiết, tuy nhiên lễ ăn hỏi là thủ tục chính không thể bỏ đi mà cần duy trì.
Bởi nghi lễ ăn hỏi này sẽ mang ý nghĩa đánh dấu bước chuyển quan trọng cuộc đời độc thân cô gái bước vào quan hệ hôn nhân. Nghĩa là cô gái được hỏi sẽ trở thành vợ của người nam đi hỏi.
Để thể hiện tấm lòng thành biết ơn công cha mẹ sinh thành và dưỡng dục cô gái. Nhà trai chẩn bị lễ vật lễ hỏi như cốm, cau tươi, rượu, phong bì tiền nạp tài, bánh phu thê, v.v. Đồng thời số lượng mâm quả cho lễ ăn hỏi lẻ hay chẵn phụ thuộc vào tập quán của nhiều nơi. Tuy nhiên thông thường thì sẽ là chẵn đại diện cho việc có cặp có đôi.
Thủ tục ăn hỏi
Thủ tục đám hỏi chính là nghi thức phong tục cưới hỏi của người Việt Nam. Để thông báo việc hứa gả giữa hai bên gia đình và hai họ. Mặc dù vậy có nhiều gia đình do hoàn cảnh, địa lí, .v.v. nên họ sẽ gộp làm chung lễ cưới – hỏi thành một. Đây là sự thông báo chính thức về việc hứa gả giữa hai họ.
Bên nhà trai sẽ có ông bà, bố mẹ, chú rể cùng bạn bè và thanh niên chưa kết hôn bê mâm quả. Số người bê lễ là lẻ, đồng thời nhóm họ để làm lễ bên nhà gái luôn đi theo cặp đôi như anh – chị, o – dượng, v.v.
Bên nhà gái sẽ có ông bà, bố mẹ, cô dâu, gia đình cùng một số cô gái chưa chồng đón lễ ăn hỏi. Số lượng xếp tương ứng với bên nhà trai bưng mâm.
Trình tự nghi thức trong ngày đám cưới
Sau khi đã xem chọn ngày cưới và giờ tốt đón dâu. Thì mọi việc sẽ được chuẩn bị chu đáo để có thể tiến hành đúng vào ngày giờ đẹp đó. Tuy nhiên để không bị lúng túng và xảy ra sai sót thì chúng ta hãy tìm hiểu về các nghi thức lễ cưới như sau:
Lễ xin dâu
Mẹ chú rể cùng anh em người thân trong họ đến nhà gái xin dâu trước giờ đón dâu. Mang theo lễ vật như chai rượu, cơi trầu để báo giờ giấc chính thức đoàn đón dâu đến. Giúp bên nhà cô dâu có thể yên tâm chuẩn bị đón tiếp.
Nghi thức lễ rước dâu
Về nghi thức lễ rước dâu thì dù là di chuyển phương tiện nào để rước dâu. Nhưng trước khi bước vào nhà gái cũng phải chấn chỉnh đội hình. Về đội hình trong lễ rước dâu thì đi đầu đoàn luôn là đại diện nhà trai. Tiếp đó là bố và chủ rể cùng bạn bè. Nói tóm lại đội hình phải gọn để mọi chuyện được diễn ra thuận lợi nhanh chóng.
Tiếp theo khi đến nơi nhà gái sẽ mời nhà trai an tọa, hai bên giới thiệu với nhau. Hết một tuần trà thì đại diện bên chú rể sẽ có đôi lười để xin rước cô dâu về. Sau khi được bậc thúc phụ cho phép, chú rể mới vào phòng trao hoa cưới cho cô dâu. Dẫn cô dâu cùng đến bàn thờ thắp nhang, chào bố mẹ cùng họ hàng hai bên.
Bố mẹ cô dâu sẽ có đôi lời dặn cô dâu chú rể về đạo lí vợ chồng. Cũng như cách đối xử với mọi người. Cuối cùng thì đại diện chú rể sẽ đáp lời và xin phép được rước dâu về. Đoàn đưa dâu bên nhà gái cùng theo xe hoa về nhà trai để dự tiệc.
Khi đến nơi nhà trai, cô dâu chú rể sẽ cùng bố mẹ đến bàn thờ để thắp hương. Xong rồi chào họ hàng hai bên và nhà trai sẽ bắt đầu mời nhà gái cùng tất cả mọi người dự tiệc.
Lễ lại mặt
Sau khi cưới 1 đến 4 ngày mẹ chồng sẽ chuẩn bị cho mâm lễ nhỏ để hai vợ chồng mang về nhà gái. Thời gian cũng phụ thuộc vào điều kiện, công việc của hai vợ chồng trẻ. Tuy nhiên thường thì sẽ lại mặt vào buổi sang ít khi về lúc chiều muộn hoặc tối.
Hi vọng qua bài viết trên đây mọi người đã có thể hiểu hết được trình tự nghi thức phong tục cưới hỏi của người Việt. Từ đó sẽ giúp cho những cặp đôi nào sắp tiến đến hôn nhân có thể an tâm. Để chuẩn bị một cách chu đáo và trang trọng nhất vào ngày trọng đại nhất cuộc đời. Bên cạnh đó các cô gái sắp về nhà chồng cũng cần phải tham khảo các thủ tục động tác cho cô dâu về nhà chồng.