Chúng ta biết rằng trong 3 miền thì miền Nam có lối sống và suy nghĩ thoáng nhất so với 2 miền Trung và Bắc. Bởi vậy phong tục cưới hỏi ở miền Nam cũng đơn giản hơn. Họ không quan trọng lắm về mặt nghi thức. Tuy vậy lễ vật người miền Nam cũng có đặc trưng riêng trong mâm lễ của mình. Cụ thể hãy cùng nhau tham khảo bài viết sau đây:

Lễ cưới là gì?

Trước khi đi tìm hiểu về phong tục đám cưới ở miền Nam chúng ta phải hiểu đúng lễ cưới là gì? Được biết trước đây người Việt gọi lễ cưới hay còn gọi là rước dâu. Tuy nhiên ngày nay cuộc sống phát triển hiện đại hơn người ta gọi là hôn lễ hoặc lễ cưới. Chính là một hình thức để mừng hạnh phúc đôi uyên ương cùng hai bên gia đình. Đáng nói là nghi lễ này rất được xã hội quan tâm và sẽ tổ chức sau khi cô dâu chú rể đăng kí kết hôn. Việc tổ chức hôn lễ trong tâm trí người Việt thì nó có giá trị cao hơn giấy kết hôn. Điều này đã tạo áp lực cho gia đình hai bên phải tổ chức làm hài lòng mọi người.

Lễ cưới của người Việt bao gồm các thủ tục như:

  • Lễ xin dâu/chạm ngõ
  • Lễ rước dâu
  • Tiệc cưới
  • Lại mặt

Trình tự thủ tục nghi lễ đám cưới ở miền Nam

Nghi thức đám cưới ở miền Nam có gì khác biệt so với phong tục cưới hỏi miền Bắc và miền Trung hay không? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ngay sau đây:

Các thủ tục, nghi lễ đám cưới hỏi ở miền Nam
Các thủ tục, nghi lễ đám cưới hỏi ở miền Nam

Lễ dạm ngõ miền Nam

Ở miền Nam khi mà hai bên gia đình cô dâu chú rể có khoảng cách xa thì có thể bỏ qua thủ tục dạm ngõ. Sẽ được gộp chung vào lễ ăn hỏi và rước dâu ở cùng một ngày. Nghĩa là lễ vật ăn hỏi, cúng gia tiên khi rước dâu sẽ gộp chung lại.

Lễ ăn hỏi miền Nam

Các nghi lễ đám hỏi miền Nam sẽ được thực hiện ở bàn thờ gia tiên. Khi nhà trai đến sẽ có thúc phụ có vai vế lớn bê khay trầu cùng đôi đèn. Đi cùng là ông bà, bố mẹ chú rể và chẵn đôi, nam nữ bưng lễ vật. Với số lượng là 4 hoặc 6 người. Đồng thời chú rể sẽ phụ bê khay rượu.

Mâm quả lễ đám hỏi ở miền Nam mang đến nhà gái. Cụ thể bao gồm trầu cau, bánh kẹo, trái cây. Bên cạnh đó là cả cặp đèn to vừa với đôi chân đèn trên bàn thờ nhà gái. Sau đó trưởng tộc bên chú rể xin phép bên gia đình cô dâu cho nhập gia để trình lễ cưới. Nhà gái chấp nhận thì bên nhà trai sẽ lần lượt đi vào thực hiện các nghi lễ. Sau đó cùng trình lễ vật cưới.

Bên họ nhà chú rể sẽ kính cẩn mời phía nhà gái uống rượu. Và dùng trà, mời trầu để hai bên cùng bàn bạc. Để đi đến thống nhất về hôn nhân của đôi uyên ương. Đồng thời thực hiện nghi thức tặng nữ trang cho cô dâu.

Lễ cưới ở miền Nam

Trong lễ cưới ở miền Nam sẽ diễn ra các thủ tục chính như sau:

Lên đèn

Ở miền Nam phong tục cưới hỏi quan trọng trong lễ cưới đó chính là lên đèn. Đây là nghi lễ không thể bỏ qua được bởi nó mang ý nghĩa quan trọng. Nhằm tuyên bố sự gắn kết chặt chẽ của cặp đôi uyên ương trong suốt cuộc đời sau này. Hai ngọn nến to được nhà trai đem đến đặt trên bàn thờ gia tiên nhà gái. Xong nhà trai sẽ xin phép bên gái được làm lễ lên đèn, cô dâu chú rể sẽ tự tay thắp nên trên bàn thờ.

Khui rượu làm lễ thắp hương bàn thờ

Sau đó trưởng tộc nhà trai sẽ khui ra một chai rượu trong lễ vật đem đến nhà gái. Và đứng giữa bàn thờ chú rể cô dâu đứng hai bên và cắm đèn vào chân đèn trên bàn thờ. Lúc này hai ngọn nến sẽ được cháy từ từ và đặt kề nhau. Hai ngọn đèn sẽ cháy từ từ và đều nhau nếu không người ta quan niệm sau này cô dâu sẽ bắt nạt chồng. Cuối cùng thì sẽ làm lễ rước dâu về nhà trai. Ở tư gia của nhà trai nếu hai họ đã có mặt đầy đủ thì lúc này chú rể phụ sẽ bắt đầu rót rượu cho trưởng tộc nhà trai tuyên bố đồng thời làm lễ thành hôn.

Chú rể cùng cô dâu thực hiện một số lễ nghi trước bàn thờ, tiếp đó là lễ bái họ tộc. Bằng cách rót rượu mời họ tộc ông bà ngoại nội hai bên. Lễ bái song thân thì chú rể cô dâu sẽ cùng nhau dâng rượu mời ba mẹ.

Ra mắt quan khách và tuyên bố lễ thành hôn kết thúc

Cuối cùng là lễ anh em bạn bè cùng quan khách đến tặng quà và chúc mừng cô dâu chú rể. Xong trưởng tộc tuyên bố buổi lễ thành hôn kết thúc.

Tuy nhiên ngày này thì ngoài việc tổ chức tại gia đình những cặp uyên ương còn tổ chức tại nhà hàng. Nghi lễ thì phụ thuộc vào chú rể cô dâu hoặc ở mỗi nhà hàng lại có khác nhau. Mặc dù vậy thì thường người dẫn chương trình sẽ mời bố mẹ hai bên lên sân khấu và mời người đại diện hai bên lên phát biểu. Với mục đích dặn dò, chúc mừng mong hai bạn trẻ sống với nhau hạnh phúc mãi mãi. Sau đó cô dâu chú rể cùng dâng rượu mời ba mẹ hai bên và giao môi. Tiếp theo là cắt bánh và đi chào quan khách.

Trên đây là nội dung tìm hiểu về phong tục, thủ tục cưới hỏi miền Nam. Hi vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu thêm về nghi thức, tục lệ lễ cưới hỏi miền Nam. Nhất là đôi bạn trẻ chuẩn bị tiến đến hôn nhân khỏi bị bỡ ngỡ và thiếu sót trong ngày trọng đại của bản thân. Nhằm đem đến hạnh phúc, vui vẻ và thành công cho lễ cưới.