Phong tục cưới hỏi của người Việt Nam là nét văn hóa mang nhiều ý nghĩa thiêng liêng. Tuy nhiên tùy thuộc vào vùng miền nên các nghi lễ thủ tục ở các vùng như Bắc, Trung và Nam cũng không giống nhau. Mặc dù vậy vẫn có những thủ tục đám cưới cơ bản như lễ dạm ngõ, ăn hỏi và lễ cưới. Và đều mong muốn cho cặp uyên ương được trăm năm hạnh phúc. Vậy hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu về phong tục cưới hỏi ở miền Bắc. Xem có gì đặc trưng và khác biệt so với 2 miền Trung Nam hay không?
Lễ chạm ngõ
Theo phong tục cưới hỏi miền Bắc thì lễ dạm ngõ chính là nghi lễ đầu tiên trong số nghi lễ trước khi tiến hành lễ cưới. Lễ này mang ý nghĩa để hai bên gia đình gặp mặt nhau. Đồng thời xin phép để đôi nam nữ được tìm hiểu về nhau kỹ hơn. Lễ vật dạm ngõ bao gồm những gì? Thực ra trong lễ này cũng không có gì cầu kì, gồm bánh kẹo, cau trầu, thuốc với số lượng chẵn.
Đặc biệt người bên nhà trai đến nhà gái không cần đông chỉ 4 người là được. Và dĩ nhiên nhà gái đón tiếp nhà trai cũng vậy rất đơn giản so với lễ cưới. Chỉ cần thân thiện, hai bên thoải mái, vui vẻ là được.
Lễ vật nhà gái nhận từ bên gia đình nhà trai sẽ cho lên bàn thờ để cúng gia tiên. Và cuối cùng thì hai bên gia đình nói chuyện xem ngày kết hôn để chọn ngày lành tháng tốt. Cùng các thủ tục cho lễ ăn hỏi sắp tới.
Thủ tục lễ ăn hỏi miền Bắc
Lễ ăn hỏi của người miền Bắc sẽ diễn ra kế tiếp lễ dạm ngõ. Đây là lễ chính thức báo đồng ý gả con cái của hai bên gia đình.
Những thủ tục như ăn hỏi, nạp tài và cưới xin đều được gộp luôn trong ngày này. Cụ thể thì phía nhà trai sẽ đem đến nhà gái với số lượng trầu là 30 cùng với tráp ăn hỏi.
Sau khi hai bố cô dâu chú rể đã giới thiệu vai vế họ hàng cùng những người tham dự. Thì mẹ chú rể sẽ liên tiếp đưa 30 chục trầu, đầu tiên là của nghi thức ăn hỏi. Và chục trầu tiếp theo cho việc xin phép cưới, cuối cùng là lễ nạp tài. Cuối cùng sau khi bên nhà gái đã nhận xong 10 quả trầu thứ 3 sẽ nhận tráp ăn hỏi bên nhà trai.
Trong lễ ăn hỏi miền Bắc thì tráp để ăn hỏi sẽ có 5, 7, 9 và 11 với số lượng lẻ. Tất nhiên không thể thiếu bánh su sê, trầu cau, bánh cốm, thuốc lá, v.v. Cùng với lơn quay và xôi.
Thủ tục lễ cưới miền Bắc
Sau lễ ăn hỏi chính là lễ cưới mà hai bên nhà trai nhà gái đã xem và ấn định ngày. Đến ngày nhà trai sẽ mang đầy đủ vật lễ để đến nhà gái.
Mang lễ vật cưới hỏi
Theo phong tục cưới hỏi của người miền Bắc thì ngoài mâm lễ vật sẽ được mang đến nhà gái còn có cả tiền mặt. Số tiền này sẽ do nhà gái đưa ra hoặc do phía bên trai quyết định. Số tiền này sẽ được để trong khay và do mẹ chồng cầm để trao cho người con dâu. Việc này có ý nghĩa thể hiện sự tôn trọng của nhà trai cũng như góp phàn chi phí cho lễ cưới của nhà gái. Để củng cố thêm mối quan hệ thân thiết của hai bên gia đình.
Sau khi đã được nhà gái chấp thuận thì chú rể đón cô dâu xuống và mời trà mọi người. Tiếp đến cô dâu chú rể sẽ thắp hương lên bàn thờ tổ tiên. Lúc này họ đã chính thức trở thành người một nhà.
Trả lại mâm quả trong lễ cưới hỏi
Cuối cùng trong lễ cưới hỏi sẽ là việc nhà gái trả lại mâm lễ vật cho nhà trai. Việc này mang ý nghĩa rất lớn đối với người miền Bắc, vì thế việc chia mâm quả cũng phải bằng tay. Không được dùng dao để cắt, khi trả lại quả xong thì nhà trai sẽ quay về để chuẩn bị cho lễ cưới sắp tới.
Trên đây là nội dung tìm hiểu về phong tục, tục lệ cưới hỏi của người miền Bắc. Qua đây các bạn cũng thấy rằng, mặc dù mỗi vùng miền có nét đặc trưng riêng. Tuy nhiên về cơ bản thì những thủ tục cưới hỏi miền Bắc cũng không khác miền Nam và Trung là mấy. Các bạn có thể tìm hiểu về phong tục cưới hỏi miền Trung, miền Nam trên trang coituoivochong.com để biết rõ hơn.